Thứ Hai, Tháng Ba 8, 2021
  • Giới thiệu về NATuts.com
  • Home
  • Home 1
  • Home 2
  • Trang Mẫu
NATuts
  • Trang chủ
  • Đời sống
    • Kĩ năng mềm
    • Văn hóa Nam Bộ
  • Thủ thuật
    • Android
    • iOS
  • Tin tức
  • Đồ họa
    • Thiết kế ảnh
No Result
View All Result
NATuts
  • Trang chủ
  • Đời sống
    • Kĩ năng mềm
    • Văn hóa Nam Bộ
  • Thủ thuật
    • Android
    • iOS
  • Tin tức
  • Đồ họa
    • Thiết kế ảnh
No Result
View All Result
NATuts
No Result
View All Result
Home Đời sống

Việt Nam phong tục: Học giả Phan Kế Bính (Review sách)

Phù Trần by Phù Trần
5 Tháng Tư, 2020
in Đời sống, Review sách
0
Việt Nam phong tục: Học giả Phan Kế Bính (Review sách)
605
SHARES
3.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bình là một tác phẩm lớn, có tuổi đời hơn trăm năm về phong tục Việt Nam. Với độ chính xác về mặt nghiên cứu, cung cấp những thông tin có giá trị. Tác phẩm đã thu hút nhiều độc giả ở mọi lứa tuổi. Hôm nay, NATuts sẽ cùng bạn đọc review lại tác phẩm này.

1. Một mẩu chuyện ngoài lề:

Chồng dì tôi là người Mỹ, dượng sống và làm việc tại Việt Nam. Hôm đó, dì dẫn dượng về ngoại, ngay lúc tôi với chị hai vừa về:

Các bài viết liên quan:

No Content Available

-Hai đứa! Thưa dượng đi con!

Rồi dì quay qua dượng:

-Hai đứa nó ở Vĩnh Long đó anh. Dân Vĩnh Long rặt đó!

Nghe vậy, dượng quay qua:

-Vậy mấy con biết hát cải lương không?

Hát cải lương? Sao dượng nghe mình là người Vĩnh Long rồi hỏi biết hát cải lương?

Tôi nhanh nhảu:

-Dạ không, con có nghe nói tới thôi chứ không biết hát.

-Dạ biết! Con biết hát Mê Linh biệt khúc.

Chị hai tôi trả lời tự tin. Hóa ra chị tôi cũng có hứng với thể loại nhạc cổ, đó giờ cứ nghĩ nó toàn nghe nhạc trẻ.

-Quý quá! Con hát cho dượng nghe thử với!

Rồi chị cất tiếng hát, dõng dạc:

“Trong giây phút chia tay… tim nguyện ghi lời thề…
Tuy xa nhau muôn dặm dài… nhưng có nhau kề… vai trong chinh chiến… dẫu muôn đắng cay chi sờn.

Bầu trời Nam u tối… quân thù gieo bạo tàn…
Ta vui riêng đâu đành lòng… đem máu xương mình, cùng… quân dân son sắc… nhớ nhau chớ quên câu thề…

Đêm nay có xa nhau… ngày mai ta lại gần…
Ôi trăng sao trên bầu trời… như sáng soi đường, ra… biên ải… có em dõi theo chân chàng…

Kìa hồn thiêng sông núi… nghe từ xa vọng về…
Ta chung lo ngăn giặc thù… mai mốt đây nhìn…. non sông tươi sáng… Ngày… về… vinh… quang…”

Chị tôi hát Mê Linh biệt khúc mà bà ngoại hay nghe. Chị hát dõng dạc, nhấn nhá như nhà nghề, lên xuống nhịp nhàng. Hay thật!

Trằn trọc:

Tối đó tôi suy nghĩ rất nhiều. Tất nhiên, chị em trong nhà nhưng chị mình làm được, còn mình thì không, cũng buồn. Nhưng tôi nghĩ nhiều hơn về câu hỏi của dượng. Chớ chi dượng nghe mình là dân Vĩnh Long thì phải biết hát cải lương? Phải chăng có chuyện xưa nào đó?

Sáng hôm đó tôi ra liền nhà sách, quyết tìm bằng được sách về cải lương, cho tỏ tường mối liên hệ giữ cải lương và quê hương tôi. May thay, có đúng ngay một quyển.

Ah! Hóa ra Vĩnh Long chính một trong những mảnh đất tổ của cải lương. Hóa ra Vĩnh Long có ông Phó Mười Hai và ông Trần Quang Quờn. Hai người đã ra công tổ chức buổi “ca ra bộ” đầu tiên và tháng 9 năm 1916. Mà “ca ra bộ” lại chính là tiền thân của nghệ thuật cải lương ngày nay.

Đã thỏa tò mò, tôi lại quay ra hổ thẹn… Hóa ra, chính quê hương tôi, cũng là một trong những mảnh đất tổ của cải lương. Vậy mà mình chớ hay. Nhưng mỉa mai thay! Cải lương đã được đem lưu diễn trên khắp mọi tỉnh thành của đất nước, lưu diễn đến tận Châu Âu, Châu Mỹ. Vậy mà… chính tôi, người lớn lên trên đất tổ của cải lương lại không biết gì về nó… Hổ thẹn làm sao.

2. Tìm đến sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính:

Từ đó, tôi quyết tâm tìm đến tập tục của cha ông. Không phải chịu những hoàn cảnh đáng xấu hổ như trên. Không chỉ đối với cải lương, mà đối với cả phong tục và tập quán của đất nước Việt Nam này.

Bởi, nếu tôi chỉ tìm hiểu riêng về cải lương, chỉ để giảm bớt chút hổ thẹn hiện giờ, thì quả thật : “Mất bò mới lo làm chuồng”. Mà vậy vẫn chưa gọi là làm được chuồng, vì chỉ riêng Vĩnh Long thì không chỉ có cải lương, còn biết bao phong tục khác nữa. Mặt khác, Vĩnh Long cũng chỉ là một quê hương nhỏ, còn có một quê hương lớn hơn, quê hương Việt Nam.

Thế nên, đã làm lại làm cho trót, tìm hiểu sơ về phong tục của đất nước mình để có vốn liếng mà tự hào với ông cha. Rằng bản thân đã không quên cội nguồn dân tộc.

Nhờ vậy, tôi lại có dịp tìm đến quyển Việt Nam phong tục của học giả Phan Kế Bính.

a. Trước tiên về học giả Phan Kế Bính:

Phan Kế Bính, tác giả sách Việt Nam phong tục

Nguồn ảnh: Wikipedia

  • Ông sinh năm 1875, mất năm 1921. Hiệu là Bưu Văn, bút hiệu Liên Hồ Tử. Là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kí 20.
  • Phan Kế Bính đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Ông là một nhà Nho yêu nước, từng tham gia phong trào Duy Tân năm 1904.
  • Ông cộng tác với nhiều tờ báo: Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn. Đặc biệt với tờ Đông Dương tạp chí, ông từng làm biên tập, và tác phẩm lớn của ông phần nhiều đều từng đăng trên tạp chí này.
  • Các tác phẩm lớn:Các sách biên khảo:
    • “Việt Nam phong tục” (1915): nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện, về thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
    • “Hán Việt văn khảo” (1918): bàn về văn chương chữ Hán ở Trung Quốc, Việt Nam và triết học Trung Quốc;
    • Các sách viết về danh nhân Việt Nam: “Nam Hải dị nhân” (1909), “Hưng Đạo Đại vương” (1912).

    Sách dịch thuật:

    • “Đại Nam nhất thống chí” (1916);
    • “Ðại nam điển lệ toát yếu” (1915 – 1916);
    • “Việt Nam khai quốc chí truyện” (1917);
    • “Đại Nam liệt truyện tiền biên” (1918);
    • “Ðại Nam liệt truyện chỉnh biên” (1919);
    • Đặc biệt là bộ “Tam quốc chí diễn nghĩa” dịch chung với Nguyễn Văn Vĩnh.

Qua trên những thành tựu trên, ta gọi ông là tác giả lớn của dân tộc Việt Nam cũng không quá lắm. Và chắc hẳn, bấy nhiêu cũng đủ để tin tưởng vào những nghiên cứu của ông về phong tục Việt Nam.

b. Sơ lược về Việt Nam phong tục (1915):

Sách Việt Nam phong tục

Sách gồm ba thiên:

  • Thiên thứ nhất: Nói về phong tục trong gia tộc. Gồm 17 chương.
    Nói về chữ hiếu, đạo làm con, anh em trong gia đình, cách đối đãi. Thế mới thấy, kẻ sĩ Việt Nam ta lấy chữ Hiếu làm đầu
  • Thiên thứ hai: Nói về phong tục hương đảng. Gồm 34 chương.
    Nói về phong tục thờ cúng, lễ hội, đám tiệc.
  • Thiên thứ ba: Nói về phong tục xã hội. Gồm 47 chương.
    Nói về thứ bậc, nghề nghiệp, đoán giờ, xem bói, vui chơi trong xã hội xưa.

c. Nói qua về nội dung sách:

Việt Nam phong tục có nội dung về phong tục Việt Nam. Nhắc lại những nghi thức phải làm trong đời sống xã hội.

Ví dụ, ngày nay chúng ta hay có câu “Chôn nhau cắt rốn” hay nói trại ra là “Chôn rau cắt rốn”. Theo sách Việt Nam phong tục :

“Đến lúc sinh sản, mời bà tắm(1) đến đỡ, con sổ ra rồi thì cắt rốn chôn nhau(2). Chôn phải sâu, nếu chôn nông thì con hay trớ(3), mà phải tránh chỗ giọt tranh, kẻo về sau con chốc đầu loét mắt.”

Hay có lệ nộp tiền cheo ngày xưa, trong sách cũng có giải:

“Lệ cưới xin thì phải nộp tiền lan nhai cho làng, tục gọi là nộp cheo

[…]

Hễ có cheo rồi mới thành gia thất. Cheo tức là ý phân bua với làng nước. Lấy nhau đã có cưới cheo là sự hôn thứ phân minh. Về sau vợ chồng có điều gì không dễ mà ly dị được nhau. Người ngoài cũng không có phép mà tranh cạnh được nữa.

Trước khi nhận cheo, làng phải xem xét hai bên lấy nhau có hợp nghĩa không, hoặc là có thật bằng lòng nhau không, rồi mới nhận lễ.  Nếu không xét thì có khi người đàn ông ép lấy người đàn bà không chịu, hoặc là lấy nhau trái với đạo luân thường thì làng có tội.”

Tục chôn nhau, ngày nay sanh ở bệnh viện, nào có ai xin nhau của con về mà chôn? Hay thời nay cũng làm gì còn phân làng, để cưới xin thì phải nộp cheo nữa? Vậy không có sách này, thử hỏi con cháu đời sau có biết được sự tồn tại của những phong tục trên chăng?

d. Đánh giá về tác phẩm:

Việt Nam phong tục là một tác phẩm lớn, có tuổi đời hơn trăm năm. Ta không cần nói thêm về độ chính xác trong thông tin do tác giả cung cấp.

Đầu tiên, nói về tác giả.

Phan Kế Bính là một nhà Nho, ông đỗ cử nhân năm 1906, thời Thành Thái, nhưng không ra làm quan. Phải chăng do chán ngán cảnh đô hộ? Hay do vốn không có chí làm quan? Hay do nhìn thấy được một tương lai không tươi sáng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, nên không muốn dấn thân?

Nói chung, là một nhà Nho, đủ tài, thêm những kiến thức về phương Tây. Phan Kế Bính có một thế giới quan rộng mở hơn, so với nhiều tác giả đương thời. Ông viết về phong tục Việt Nam với một cái nhìn không vị kỷ, khách quan, làm người đọc không khỏi trầm trồ về độ chính xác trong từng câu chữ.

Lại nói về tác phẩm.

Việt Nam phong tục là một bức tranh toàn cảnh về Việt Nam, những năm cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Về cách ăn ở, chữ hiếu. Về những tục lệ trong dân gian, những lễ hội được tổ chức, về các tôn giáo lớn. Cũng như về quan hệ vua tôi, thầy trò,  hay về những thú vui là xem hát, đánh bạc, hút thuốc lào.

Nhờ có Việt Nam phong tục, ta có dịp nhìn lại những phong tục Việt Nam, có những tục lệ đã chết, nhưng vẫn được ghi lại. Nhờ vậy, ta cũng biết thêm đôi chút về dân tộc mình. Càng có vốn để tự hào rằng về những nét đẹp văn hóa đặc trưng của Việt Nam.

3. Lại một câu chuyện bên lề:

Hồi cấp ba, tôi muốn đi du học. Đi đâu cũng được, miễn là ra nước ngoài, nhìn ngắm thế giới này trọn vẹn nhất. Nhưng du học thì có nhiều thứ để chuẩn bị, để học.

Tôi về hỏi ngoại, người luôn cho tôi những lời khuyên bổ ích và đúng đắn:

-Ngoại ơi, con muốn đi du học. Nhưng có quá nhiều thứ phải học. Học ngôn ngữ, học kĩ năng sống, học giao tiếp,… Con học gì trước?

Ông nhìn tôi, rồi quay sáng tách trà còn uống dở, lắc nhẹ, tạo thành vòng xoáy bên trong. Dòng nước màu hổ phách cứ xoay vòng như con vụ, kéo theo là những bả trà màu đen đắm đuối theo. Như đàn cá bị chết đuối bởi dòng nước đã cưu mang nó, muốn vẫy vùng cho khỏi, nhưng lực xoay quá mạnh, không tài nào thoát ra, đành chịu tan xác trong dòng xoáy dữ.

-Học văn hóa Việt Nam trước.

Không đợi tôi trả lời, ông nói tiếp:

– Con đi ra nước ngoài, khi ấy, con không đại diện cho chính con nữa, mà đại diện cho cả dân tộc. Mỗi hành vi của con đều đại diện cho dân tộc Rồng Tiên. Nếu người khác hỏi con về phong tục Việt Nam, con không biết. Như vậy, là mất thể diện quốc gia. Thử nghĩ, họ xem trọng Việt Nam, học về phong tục Việt Nam, nên họ hỏi con, nhưng con nói không biết. Chứng tỏ con chưa từng xem trọng phong tục Việt Nam. Thử hỏi, phong tục của nước Việt, người Việt còn không xem trọng, tại sao nước bạn phải xem trọng? Vậy là con gián tiếp tự khinh thường quốc gia mình chăng?

*Chú thích ở phần 2.c

(1) nhau: nhau thai

(2) bà tắm: bà đỡ

(3) trớ: Nói trẻ con nôn sữa ra.
           Em bé hễ bú no quá là trớ.

Phù Trần.

Tags: phong tục việt namviệt nam phong tục
Previous Post

Khôi phục ảnh đã xóa dễ dàng trên Android

Next Post

IPhone 2020 và những mong muốn của người dùng

Phù Trần

Phù Trần

Blogger về Tâm lí, Văn học, Văn hóa Nam Bộ. Luôn tin vào câu nói: "Ai cũng là chuyên gia trong lĩnh vực của bản thân". Hãy để tôi đồng hành trên con đường mở rộng kiến thức của bạn.

Related Posts

ikea

IKEA đã thao túng túi tiền của bạn như thế nào?

28 Tháng Mười Một, 2020
Học thêm từ vựng tiếng Anh mới ở đâu?

Học thêm từ vựng tiếng Anh mới ở đâu?

2 Tháng Mười, 2020

Thái sư Thủ Độ: anh hùng dân tộc hay gian hùng lừng lẫy (P2)

28 Tháng Năm, 2020
Cách giảm bớt lượng thức ăn nạp vào cơ thể

Cách giảm bớt lượng thức ăn nạp vào cơ thể

24 Tháng Năm, 2020
Trần Thủ Độ: anh hùng dân tộc hay gian hùng lừng lẫy? (P1)

Trần Thủ Độ: anh hùng dân tộc hay gian hùng lừng lẫy? (P1)

2 Tháng Mười Hai, 2020
Làm gì để lấy lại gốc tiếng anh trước thềm thi tốt nghiệp

Làm gì để lấy lại gốc tiếng anh trước thềm thi tốt nghiệp

10 Tháng Năm, 2020
Load More
Next Post
IPhone 2020 và những mong muốn của người dùng

IPhone 2020 và những mong muốn của người dùng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

review sapa troll
Tin tức

Review Sapa 3 ngày 2 đêm của cặp đôi bá đạo- Cười vỡ mồm

27 Tháng Hai, 2021
Tin tức

TẠI SAO HÌNH XĂM CỦA BẠN KHÔNG BỊ MẤT ĐI?

23 Tháng Một, 2021
Tháp phân tầng xã hội (Social Stratification Pyramid) là gì?
Tin tức

Tháp phân tầng xã hội (Social Stratification Pyramid) là gì?

9 Tháng Mười Hai, 2020
FSHARE UPLOAD AWARDS – Vinh danh UPLOADER Tháng 12
Tin tức

FSHARE UPLOAD AWARDS – Vinh danh UPLOADER Tháng 12

2 Tháng Mười Hai, 2020
Xuất hiện người chiến thắng Ai là triệu phú của Mỹ 2020
Tin tức

Xuất hiện người chiến thắng Ai là triệu phú của Mỹ 2020

2 Tháng Mười Hai, 2020
ikea
Cạm bẫy tâm lí

IKEA đã thao túng túi tiền của bạn như thế nào?

28 Tháng Mười Một, 2020
W3Schools

Ads

Liên hệ viết bài: [email protected]

Categories

  • Android
  • Cạm bẫy tâm lí
  • Chưa được phân loại
  • Đồ họa
  • Đời sống
  • iOS
  • Kĩ năng mềm
  • Nhà mạng
  • Phần mềm
  • Phần mềm đồ họa
  • Review sách
  • Thiết kế ảnh
  • Thiết kế video
  • Thủ thuật
  • Tin tức
  • Văn hóa Nam Bộ
  • Văn học
  • Window

Browse by Tag

ai là triệu phú android Apple Bullet Journal bản thân Chỉnh ảnh data domain download du lịch fshare game game show hosting HÌNH XĂM IKEA ios khuyến mãi kinh doanh kiến thức kiểm tra pin lừa đảo messenger miễn phí mua sắm Máy ảnh mạng mồi tiềm thức network nghệ thuật nhà Trần review sapa Sòng bạc tháp phân tầng xã hội tiếng anh tiện ích Trần Thủ Độ tên miền từ vựng viettel xã hội Xóa mụn Đơn giản đánh bạc

Recent News

review sapa troll

Review Sapa 3 ngày 2 đêm của cặp đôi bá đạo- Cười vỡ mồm

27 Tháng Hai, 2021

TẠI SAO HÌNH XĂM CỦA BẠN KHÔNG BỊ MẤT ĐI?

23 Tháng Một, 2021

Trang tin nóng hổi - vừa thổi vừa xem

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đời sống
    • Kĩ năng mềm
    • Văn hóa Nam Bộ
  • Thủ thuật
    • Android
    • iOS
  • Tin tức
  • Đồ họa
    • Thiết kế ảnh

Trang tin nóng hổi - vừa thổi vừa xem