Nam Phương Hoàng Hậu, tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà cùng với Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu và Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu là 3 hoàng hậu hiếm hoi của triều Nguyễn được giữ hậu vị khi còn đương thế. Đồng thời, là hoàng hậu duy nhất theo đạo Công giáo của Việt Nam. Bà giữ hậu vị từ năm 1934 đến 1945, ngót nghét hơn 11 năm.
Bà là con ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và bà Marie Lê Thị Bình. Ông ngoại là đại phú hộ Lê Phát Đạt, tục gọi là Huyện Sỹ. Bà là con gái trưởng trong gia đình.
1. Mối tính đức Hoàng Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu:
Gặp gỡ
Về Việt Nam được gần một năm, khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, và được sự dàn xếp của vị Toàn Quyền Pháp Pasquier và viên Đốc lý Darles (Thị Trưởng) Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương, vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và viên Đốc lý[12] thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.
Wikipedia
Hôn lễ
Khi vua Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra các điều kiện:
- Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Chánh cung Hoàng hậu ngay trong ngày cưới.
- Được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
- Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
- Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
Một tờ báo Annam tiết lộ tin vào ngày 22 tháng 2 năm 1934 là Bảo Đại kết hôn với một cô gái theo đạo. Cả Hoàng gia rúng động và phủ quyết. Tôn Thất Đàn dự tính làm một thỉnh nguyện thư chung của tất cả quan lại cao cấp phản đối việc này, còn nghĩ đến giải pháp bắt Nam Phương phải bỏ đạo Công giáo theo đạo Phật.
Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc Triều Nguyễn, Bảo Đại đã nói: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình.”
Wikipedia
Sau đó, hôn lễ của đức Hoàng Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu được tổ chức ngày 20-3-1934 tại Huế.
2. Món của hồi môn khổng lồ:
Theo cụ Vương Hồng Sển có nhắc đến trong quyển Hơn nửa đời hư:
Về sau, khi vua Bảo Đại lên ngôi, lúc tuyển chính cung, bà Nam Phương đem tiền hồi môn về là một triệu đồng bạc mặt, do cậu ruột là ông Lê Phát An dâng tặng cháu gái. Số tiền này thuở đó là khổng lồ, nếu so sánh với bạc hiện nay, thì số tỷ vẫn chưa vừa, vì tỷ phú ngày nay có hiếm, chứ như lối năm 1920 ngoài, đầu thế kỉ hai mươi, tờ giấy xăng (100$00) có người trọn đời chưa từng thấy, và giàu bạc muôn, tức trong nhà có mười ngàn, đã là giàu bực nứt đố đổ vách
Căn thời gian cụ Vương nhắc, lúc bà Nam Phương được cưới về là năm 1934. Độ ấy là những năm đầu thế kỷ hai mươi, đồng tiền hẵng còn giá trị.
Giá trị món tiền một triệu đồng vào ngày nay:
Vẫn căn theo quyển Hơn nửa đời hư của cụ Sển, tôi làm một phép so sánh tương đối về giá trị đồng tiền như sau:
Độ những năm 20, ông thân sinh của cụ Sển khi đưa ông lên trường học đã mua 50 cây vàng về làm vốn. Giá mỗi cây 50 đồng bạc, vị chi là 2500 đồng. Vậy món hồi môn của Nam Phương hoàng hậu là một triệu đồng bạc. Nhân một triệu cho 50 và chia cho 2500 ta được 20000 cây vàng. Nhân với giá vàng hiện nay, năm 2020, ta có con số khổng lồ là một ngàn một trăm tỷ đồng.
Bài toán trên mới chỉ tính về số hồi môn của họ ngoại dành cho bà Nam Phương. Ví thử tính được tổng số tài sản khổng lồ ấy, thật xứng với bốn chữ phú khả địch quốc.
Kết:
Tuy nhiên ta vẫn tiếc cho đức Nam Phương, một đóa sen cô độc. Trên hậu vị tột bực vinh quang, khối tài sản phú khả địch quốc lại thêm nhan sắc mặn mà. Bà vẫn không có một cuộc sống như ý, đành bày tỏ nỗi tiếc thương qua mấy câu thơ:
Hoa trăng đã rụng trước đèn,
Những sương trên cỏ phủ chen lối về.
Nhành mai đã vẹn câu thề,
Hồ xuân soi rõ, lối về vắng teo…
Phù Trần
NATuts